Loại hình nhà ống đang dần phổ biến hiện nay khi mà quỹ đất đang dần eo hẹp. Đặc thù của kiểu nhà này đó là chỉ có cửa chính và cửa ngách thông ra sau nhà. Thậm chí một số nhà còn không có cửa ngách. Vì thế, không khí trong nhà khá nóng, ngột ngạt và không hài hòa với thiên nhiên. Một giải pháp hữu dụng được nhiều kiến trúc sư áp dụng đó là thiết kế tiểu cảnh thông tầng, giếng trời. Không chỉ vừa đẹp mắt, tô điểm không gian nhà ở. Chúng còn đón sáng, lấy gió tự nhiên vào nhà, điều hòa không khí. Cùng khám phá những nội dung cần biết về tiểu cảnh này!
Mục lục
- 1 Tiểu cảnh thông tầng là gì? Sự khác nhau giữa thông tầng và giếng trời?
- 2 Các vị trí trang trí tiểu cảnh thông tầng được yêu thích nhất
- 3 Vì sao gia chủ nên thiết kế tiểu cảnh thông tầng trong nhà?
- 4 Tham khảo các kiểu tiểu cảnh thông tầng trong nhà rất được ưa chuộng
- 5 Bỏ túi bí kíp trang trí tiểu cảnh thông tầng đẹp hợp phong thủy
- 6 Ngắm nhìn những mẫu tiểu cảnh thông tầng đẹp độc đáo
Tiểu cảnh thông tầng là gì? Sự khác nhau giữa thông tầng và giếng trời?
Xu hướng thiết kế nhà ở thịnh hành trong nhiều năm nay và không bao giờ lỗi mốt chính là mang thiên nhiên xanh vào nhà. Trong đó, tiểu cảnh thông tầng chính là một trong những phương án lí tưởng được mọi người lựa chọn. Lấy sáng, đón gió tự nhiên vào nhà không chỉ khắc phục nhược điểm của căn nhà ống mà còn tạo nét đẹp khó phai mờ cho người ghé thăm.
-
Tiểu cảnh thông tầng là gì?
Thông tầng được hiểu là khoảng không gian giữa các tầng trong một tòa nhà. Thông tầng được thông giữa tầng 1 lên tầng 2 hoặc tầng 3 và mái. Kiểu thiết kế này có tác dụng mở rộng không gian nhà, tạo cảm giác rộng rãi và thoáng mát. Đặc biệt là với những căn nhà phố, nhà ống chật hẹp về diện tích. Thiết kế thông tầng giúp tạo hiệu ứng “nới rộng” không gian hơn nhiều.
Và để tô điểm thêm cho căn nhà thêm phần hấp dẫn, nhiều gia chủ chọn trang trí khu vực này bằng những tiểu cảnh mini, hồ cá,… Hạng mục này được gọi là tiểu cảnh thông tầng.
-
Sự khác nhau giữa thông tầng và giếng trời?
Nhiều người thường nhầm tưởng giữa thông tầng và giếng trời, tiểu cảnh thông tầng và tiểu cảnh giếng trời. Có thể hiểu đơn giản, mặc dù tương tự nhau ở việc đều lấy sáng, đón gió tự nhiên vào nhà. Nhưng chỉ giếng trời mới thông được từ tầng cao nhất đến tầng thấp nhất. Trong khi đó, thông tầng chỉ là khoảng không giữa các tầng trong nhà mà thôi.
Các vị trí trang trí tiểu cảnh thông tầng được yêu thích nhất
Với căn nhà ống hay nhà phố chật hẹp, gia chủ cần cân nhắc kỹ càng chọn việc chọn vị trí trang trí tiểu cảnh phù hợp. Các phương án chọn lựa cần phải hài hòa với tổng quan kiến trúc và hợp phong thủy. Theo các chuyên gia, vị trí thích hợp nhất để đặt tiểu cảnh thông tầng trong nhà chính là cung Tài Lộc và cung Thiên Mệnh. Cần kiêng kỵ đặt ở hướng Bắc khiến gia đình gặp tai ương, trắc trở.
- Thông tầng giữa nhà: Đây là sự kết hợp hài hòa của thông tầng và khu vực cầu thang. Vị trí này thường thu hút được sự chú ý của mọi người khi bước vào nhà. Cũng tùy vào thiết kế của từng căn nhà mà vị trí này có sự khác biệt. Tuy nhiên, mục đích hướng đến vấn là khiến không gian nhà thoáng hơn, rộng rãi hơn.
- Thông tầng phòng khách: Là gợi ý không nên bỏ qua dành cho các gia chủ đang muốn “hô biến” khoảng thông tầng đơn điệu. Bởi phòng khách chính là “trái tim” của ngôi nhà nên thiết kế tiểu cảnh thông tầng tại đây sẽ khiến căn nhà trông cao hơn, thoáng hơn và đẹp hơn.
- Thông tầng sau nhà: Góc cuối nhà sẽ giúp bạn dễ dàng lấy được nhiều nguồn sáng tự nhiên. Đây cũng chính là khoảng trời riêng thơ mộng, tách biệt với sự xô bồ, tấp nập nơi thành phố.
- Thông tầng ở hiên nhà, hành lang: Biến tấu góc khuất thường bị lãng quên này không chỉ đẹp mà còn tốt cho phong thủy. Xua đuổi tà khí xấu, hội tụ tinh hoa đất trời: ánh sáng, mưa, nắng,…
Vì sao gia chủ nên thiết kế tiểu cảnh thông tầng trong nhà?
Thông tầng là vị trí tạo được ấn tượng đầu tiên cho khách ghé thăm. Nếu khéo léo tận dụng khoảng không gian này làm tiểu cảnh thì đây chắc chắn sẽ là tác phẩm nghệ thuật. Đó chính là sự giao hòa của cây cỏ, hoa lá và những chi tiết khác. Gia chủ chỉ ngồi chiêm ngưỡng bức tranh xanh mát, nên thơ này đã rất “chill” rồi. Chưa kể đến việc chăm sóc sức khỏe, cải thiện tinh thần và tâm trạng, thu hút tài lộc đâu nhé!
-
Tiểu cảnh thông tầng đẹp tạo điểm nhấn cho ngôi nhà
Nhà chỉ có 1 mặt tiền, 3 mặt khác tiếp xúc với bức tường bê tông của các công trình khác. Đây là tình trạng phổ biến của các căn nhà phố hiện nay. Thay vì “chịu đựng” cơn nóng bức, oi ả ngày hè và sự nhàm chán của không gian, hãy đặt tiểu cảnh thông tầng trong nhà.
Đó không đơn giản là vị trí lấy ánh sáng tự nhiên trong nhà tốt nhất mà còn tạo sự khác biệt độc đáo với không gian xung quanh. Bằng sự khéo léo và óc thẩm mỹ tài ba, tận dụng không gian này trang trí tiểu cảnh sẽ tạo dấu ấn không bao giờ quên đối với khách đến thăm nhà.
-
Tiểu cảnh thông tầng làm mát không khí cực hiệu quả
“Đặc sản” mùa hè của những căn nhà ống thường rất nóng bức. Khủng khiếp hơn là khi nhà không có nhiều cửa sổ, việc lưu thông không khí tệ hại nên càng bí bách, khó chịu. Bố trí tiểu cảnh cây xanh hoặc hồ nước tại vị trí thông tầng sẽ cải thiện vấn đề lưu thông khí gió từ bên ngoài. Từ đó, hạ nhiệt, làm mát các căn phòng hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn còn giảm bớt được gánh nặng hóa đơn tiền điện nước hàng tháng. Đây chính là giải pháp tiết kiệm điện năng đơn giản mà cực lý tưởng đấy!
-
Chống ồn, cách âm rất tốt, thích hợp với những căn nhà mặt đường
Bản chất thông tầng như một cái ống khói nên âm thanh trong đó rất vang và rõ. Thay vì làm phẳng trơn các mặt tường, gia chủ nên tạo bức tường nhám sần bằng ốp đá tự nhiên hoặc gạch thẻ. Thêm nữa, đừng bỏ qua việc treo thêm một số bồn hoa, chậu cây trên tường để hỗ trợ tăng cường khả năng chống ồn.
-
Tiểu cảnh thông tầng mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp
Nhiều gia chủ chọn trang trí tiểu cảnh thông tầng không đơn thuần chỉ vì đẹp. Lý do chính thường nằm ở ý nghĩa phong thủy tốt đẹp mà nó mang lại. Với sự hỗ trợ đắc lực của kiến trúc sư giỏi và bậc thầy phong thủy, điểm tụ phong thủy này sẽ giúp lưu thông vượng khí. Mang lại sức khỏe dồi dào, tràn đầy may mắn, vận tài vận lộc cho cả gia đình.
Tham khảo các kiểu tiểu cảnh thông tầng trong nhà rất được ưa chuộng
Vua Đá Trang Trí cập nhật xu hướng trang trí tiểu cảnh từng phút, từng giờ tô điểm cho không gian trong nhà thu hút mọi ánh nhìn. Cùng tham khảo các kiểu tiểu cảnh thông tầng vừa không chiếm nhiều diện tích lại có sự đa dạng về phong cách!
-
Tiểu cảnh khô
Chắc hẳn, dân “sành” tiểu cảnh không thể không biết đến thuật ngữ “tiểu cảnh khô”. Bởi lẽ, đây chính là kiểu tiểu cảnh phổ biến nhất, mang lại vẻ đẹp thú vị cho công trình. Tiểu cảnh khô gồm: khu vườn, hòn non bộ, cây cối, hoa cỏ, gạch, gốm,… Các ý tưởng được vẽ lên tùy vào tình hình thực tế căn nhà, sở thích của gia chủ và tài năng của kiến trúc sư.
Dưới đây là một số gợi ý cây phong thủy hợp mệnh được nhiều gia chủ lựa chọn hiện nay. Không cần tốn thời gian, công sức chăm sóc mà vẫn đẹp, vẫn hút tài lộc cho gia đình.
TỔNG HỢP CÂY CẢNH PHONG THỦY HỢP MỆNH |
|
Mệnh Kim | cây Lan ý, Kim ngân, Trầu bà đế vương, cây Dây nhện, Ngọc ngân, Kim tiền,… |
Mệnh Mộc | cây Kim tiền, Kim ngân, Vạn niên thanh, Ngọc bích, Trúc nhật, Tùng thơm,… |
Mệnh Thủy | cây Lan ý, Đuôi công xanh, Ngân hậu, Dây nhện, Tùng la hán, Bạch mã hoàng tử,… |
Mệnh Hỏa | cây Hồng môn, Phú quý, Vạn lộc, Kim tiền, Bạch mã hoàng tử, Kim ngân,… |
Mệnh Thổ | cây Lưỡi hổ, Phú quý, Hồng môn, Vạn niên thanh,… |
-
Tiểu cảnh nước
Tương tự tiểu cảnh khô, tiểu cảnh nước cũng có sự góp mặt của cây cối, hoa cỏ, tượng đá, hòn non bộ,… Chỉ khác biệt ở việc có thêm nước. Ý tưởng tiểu cảnh thông tầng với bể cá, hòn non bộ, thác nước chảy róc rách rất được yêu thích.
Bỏ túi bí kíp trang trí tiểu cảnh thông tầng đẹp hợp phong thủy
Trang trí tiểu cảnh trong nhà luôn khuyến khích sự sáng tạo và phá cách. Tuy vậy, tự do không có nghĩa là tùy hứng. Từng chi tiết trong hạng mục đều phải có sự tính toán và cân nhắc kỹ càng. Yêu cầu đặt ra là hài hòa với tổng thể không gian kiến trúc ngôi nhà, và phù hợp với yếu tố phong thủy. Cùng tham khảo các kinh nghiệm trang trí tiểu cảnh thông tầng từ các chuyên gia dưới đây!
-
Xác định diện tích dành cho tiểu cảnh thông tầng
Theo các kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm, tiểu cảnh thông tầng chỉ nên xây nhỏ hơn 5% diện tích sàn nhà đối với nhà nhiều cửa sổ. Còn với nhà ít cửa sổ thì diện tích tiểu cảnh nên nhỏ hơn 15% diện tích sàn nhà. Tuy nhiên, không nhỏ hơn 1 mét vì điều này sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình.
Kích thước tối thiểu của khu vực này nên từ 450 x 450mm. Tùy vào điều kiện thực tế mà gia chủ có thể điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.
-
Lên ý tưởng, vạch kế hoạch rõ ràng
Sau khi đã thống nhất về diện tích và vị trí đặt tiểu cảnh thông tầng, bạn bắt đầu lên ý tưởng và kế hoạch thực hiện rõ ràng. Đây chính là nền móng vững chắc để kiến tạo một tiểu cảnh đẹp mỹ mãn.
Nếu có kiến thức và kinh nghiệm về mảng này, bạn có thể tự tay trang hoàng căn nhà của mình. Còn nếu không, lời khuyên chân thành dành cho bạn là liên hệ đến các đơn vị thiết kế thi công tiểu cảnh chuyên nghiệp để được hỗ trợ!
-
Chuẩn bị vật liệu thi công theo kế hoạch
Đây là một trong những bước quan trọng đảm bảo việc thi công diễn ra nhanh chóng, đúng tiến độ. Tính toán càng kỹ càng, càng chi tiết, sẽ giúp cho gia chủ tối ưu hóa được chi phí đầu tư.
Ngoài ra, các nguyên vật liệu cần chuẩn bị cam kết chất lượng, giá thành tốt nhất. Độ bền ổn định, có tính phong thủy tốt.
-
Nắm rõ và cân nhắc kỹ càng về yếu tố phong thủy
Tùy vào cung mệnh, bạn có thể chọn chất liệu thi công chủ đạo là nước, đá hay gỗ tự nhiên cao cấp. Ngoài vị trí, chọn chất liệu và tiểu cảnh phù hợp cũng góp phần thúc đầy sinh khí tốt, mang may mắn và hạnh phúc cho các thành viên trong nhà.
Ngắm nhìn những mẫu tiểu cảnh thông tầng đẹp độc đáo
-
Tiểu cảnh thông tầng trong nhà
-
Tiểu cảnh thông tầng cầu thang
-
Tiểu cảnh thông tầng sau nhà
Bài viết trên đây tổng hợp những kiến thức bổ ích về tiểu cảnh thông tầng. Nếu đang có nhu cầu “hô biến” không gian độc đáo, sang trọng, hãy liên hệ ngay đến số hotline: 056.446.6999 để bộ phận tư vấn hỗ trợ bạn. Vua Đá Trang Trí với đội ngũ kiến trúc sư tài năng, dày dặn kinh nghiệm sẽ mang đến cho khách hàng sự tin tưởng tuyệt đối về chất lượng. Hãy đến với chúng tôi để trải nghiệm chất lượng dịch vụ thế mạnh của công ty trong nhiều năm qua nhé!
- Bỏ Túi Ngay Bí Quyết Lựa Chọn Mẫu Gạch Ốp Tường Mặt Tiền Nhà Đẹp
- Có Nên Làm Tiểu Cảnh Ban Công Chung Cư? 40+ Mẫu Ban Công Nhỏ Đẹp Vạn Người Mê
- Tiểu Cảnh Làng Quê Việt Nam – Tìm Về Khoảng Lặng Giữa Chốn Bộn Bề
- Tiểu Cảnh Sân Vườn Nhật Bản Là Gì? Những Nét Đặc Trưng Ấn Tượng Nhất Của Vườn Nhật
- Tiểu Cảnh Là Gì? So Sánh Tiểu Cảnh Khô, Tiểu Cảnh Ướt Và Tiểu Cảnh Trên Tường