Hiển thị tất cả 6 kết quả

Trong kiến trúc hiện đại, đá sa thạch là một vật liệu mới thổi hồn vào không gian thêm phần ấn tượng. Đây là dòng đá ốp lát thuần tự nhiên, rất “được lòng” giới kiến trúc sư lẫn nhiều gia chủ. Nếu như trước đây, dòng đá này thường chỉ dùng để tạc tượng đá cổ kính, độc đáo. Giờ đây, sa thạch đã có mặt ở nhiều công trình nội- ngoại thất.

Đá sa thạch là gì?

Đá sa thạch còn có cái tên khác là đá cát kết, đá Sandstone. Thuộc loại đá được kiến tạo từ tầng trầm tích kết dính. Đá được cấu tạo chủ yếu bởi sự gắn kết giữa các hạt cát, có kích thước trung bình. Nói một cách cụ thể, kích thước cát sẽ rơi vào khoảng từ 1/16mm đến 2mm. So với sỏi thì thô hơn, còn so với phù sa thì mịn hơn.

Với loại đá làm từ vật liệu mịn hơn hay thô hơn vẫn được gọi là sa thạch. Tuy nhiên, nếu thành phần gồm hơn 30% hạt sỏi, đá cuội thì sẽ được phân chia thành cuội kết hoặc breccia.

Về lịch sử hình thành, sa thạch hình thành ở các khu vực cát được đặt xuống hoặc chôn vùi lâu năm. Chẳng hạn như chúng xuất hiện nhiều ở ngoài khơi các đồng bằng sông. Nhưng, bãi biển hoặc cồn cát sa mạc khô nóng vẫn có thể để lại lớp sa thạch.

Ưu điểm nổi bật của đá sa thạch

Thế mạnh lớn nhất của đá sa thạch đó chính là diện mạo độc lạ, ấn tượng và đầy lôi cuốn. Với nhiều màu sắc và hoa văn, loại đá này chinh phục mọi không gian kiến trúc sang trọng và tươi mới. Phục vụ tối đa sở thích cá nhân, phong cách thiết kế cũng như yếu tố phong thủy trong nhà.

Ngoài ra, do cốt đá có độ mềm dẻo cao nên thích ứng với nhiều bề mặt tường. Từ vật liệu gỗ, xi măng, thạch cao cho đến kim loại đều có thể ốp lên được chắc chắn. Cũng bởi dễ thi công nên bạn thỏa sức nâng cấp không gian trong thời gian ngắn. Không cần đập phá các bức tường sẵn có, cũng không hề cản trở các hoạt động thường ngày. Với sa thạch, giá trị thẩm mỹ vẫn là điểm cộng không thể nào chối từ.

Ngoài chức năng ốp tường, sa thạch còn có mặt trong lĩnh vực lát sân vườn, vỉa hè, lề đường. Chúng tạo nên những lối đi có tạo hình trang nhã, sang trọng. Thiết lập khu vườn nhà đẹp chuẩn hiện đại, khiến khách đến thăm không thể rời mắt.

Thêm nữa, đá sa thạch còn sở hữu khả năng chịu lực tốt so với các dòng gạch ốp thông thường. Đây chính là lợi thế cạnh tranh đáng “gờm” khiến chúng nhanh chóng chiếm vị thế cao trong lòng khách hàng.

Đặc biệt, với tính phẳng và sạch, sa thạch còn đề phòng tối đa tình trạng trơn trượt khi đi lại. Vệ sinh dễ dàng, khó bị bùn đất bám bẩn, giữ gìn công trình đẹp vĩnh cửu theo thời gian. Đồng thời, giúp gia chủ tiết kiệm chi phí bảo dưỡng hàng năm.

Ứng dụng của đá sa thạch

Với nhiều đặc tính nổi bật, đá sa thạch được ứng dụng rộng rãi trong ốp tường, đá lát sân vườn. Tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho công trình thi công.

  • Đá sa thạch ốp tường

Đây là dòng đá thuần tự nhiên, được sử dụng phổ biến trong ốp tường nội – ngoại thất. Có 2 cách ốp tường: ốp phẳng và ốp tạo độ lồi lõm tự nhiên. Trong đó, cách thứ 2 được ưa chuộng hơn cả trong trang trí giếng trời, cánh gà. Vừa khắc họa nét vững chãi, mạnh mẽ lại vừa thể hiện phần tinh tế, khéo léo do đá mang lại.

Thông thường, kích thước đá sa thạch dùng để ốp tường là 30x60cm, 30x40cm, 30x30cm, 20x20cm, 10x10cm,… Độ dày mỏng từ 1 – 2 cm. Đá có tính chống thấm, chống ẩm mốc nên không gian sống vừa đẹp mắt lại vừa an toàn. Góp phần thể hiện gu thẩm mỹ và nét cá tính của gia chủ.

Thêm đó, đá sa thạch dễ thiết kế nên bức tường nhà bạn sẽ nhanh chóng “lột xác” phóng khoáng, đầy quyến rũ. Dĩ nhiên, cũng giúp gia chủ tiết kiệm được tối đa chi phí đầu tư và rút ngắn thời gian thi công.

  • Đá sa thạch lát sân vườn

Bên cạnh ốp tường, sa thạch còn hiện diện trong nhiều hạng mục lát sân vườn trong biệt thự, khách sạn, nhà hàng, villa,… Với tone màu nhẹ nhàng, tinh tế, bao gồm: vàng nhạt, tím nhạt, xanh nhạt pha chút xám mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho công trình.

Hơn nữa, đá có nhiều kiểu dáng hiện đại nên tạo hình lối đi và không gian sân vườn càng thêm trang nhã, hoàn hảo.

Giá đá sa thạch bao nhiêu? Có đắt không?

Về cơ bản, đá sa thạch có giá thành “nhỉnh” hơn so với các dòng vật liệu xây dựng khác. Mỗi tấm đá được xẻ có kích thước 30x60cm sẽ có giá khoảng từ 270.000 đồng trở lên. Tùy vào màu sắc cũng như đặc tính của đá. Sa thạch tím đắt hơn sa thạch xanh, sa thạch vàng. Bởi vì trữ lượng ít, khó tìm kiếm, nhu cầu sử dụng nhiều.

Thế nhưng, xét về ưu thế nổi trội mà nó mang lại, có thể đánh giá là chúng không hề đắt. Bạn chỉ cần nắm mức giá để dự toán xem phải bỏ ra bao nhiêu để hoàn thành bức tường bằng đá sa thạch. Từ đó, chuẩn bị sẵn sàng khoản đầu tư trang hoàng không gian nhà ở thêm phần bắt mắt, trang nhã.

Cùng tham khảo những mẫu đá sa thạch nổi tiếng và đầy cuốn hút dưới đây:

Đá Sa Thạch

Đá Sa Thạch Khò

270.000
270.000

Đá Sa Thạch

Đá Sa Thạch Vàng

270.000

Đá Sa Thạch

Đá Sa Thạch Xanh

490.000

Đá Sa Thạch

Đá Sandstone

290.000

Đá Sa Thạch

Sa Thạch Tím

290.000