Chắc hẳn, với những tín đồ ưa chuộng trang trí nhà cửa, đã nghe nhiều đến cụm từ thiết kế tiểu cảnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã từng một lần tìm hiểu kỹ hơn về nó. Tiểu cảnh là gì? Có bao nhiêu loại tiểu cảnh? Sự khác nhau giữa các loại tiểu cảnh khô, ướt và trên tường ra sao?
Trong bài viết hôm nay, Vua Đá Trang Trí sẽ giải đáp cặn kẽ từng vấn đề để chúng ta cùng hiểu rõ hơn!
Mục lục
Tiểu cảnh là gì?
Ngay từ chính cái tên của nó, tiểu cảnh nghĩa là công trình thiên nhiên được thiết kế thu nhỏ. Nó là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố như đất, nước, thực vật,… Tạo nên tổng quan kiến trúc hài hòa, ấn tượng. Trong đó, nước và cây xanh chính là 2 nhân tố chủ đạo trong mọi tiểu cảnh.
Tiểu cảnh không chỉ đẹp, độc đáo, thể hiện gu thẩm mỹ của chủ nhân. Nó còn góp phần cải thiện không gian sống nhà bạn. Sự hiện diện của nó giúp con người cảm thấy khỏe khoắn và sảng khoái hơn rất nhiều.
Tiểu cảnh sân vườn cũng mang ý nghĩa phong thủy tốt lành. Không những có khả năng trấn trạch, xua đuổi tà khí, vận xui. Nó còn vận tài, vận lộc, mang lại may mắn, thành công.
Đánh giá ưu nhược điểm của tiểu cảnh là gì?
Tiểu cảnh mini không tốn nhiều diện tích lại còn xóa tan đi sự đơn điệu của bức tường hay góc chết trong nhà. Với nhiều phong cách thiết kế khác nhau, gia chủ có nhiều sự lựa chọn tô điểm cho không gian.
Nếu bạn yêu thích tiểu cảnh làng quê Việt mộc mạc, dung dị thì có thể tận dụng những thứ tưởng chừng như chỉ vứt đi. Chẳng hạn như: chum, vại sành sứ, giỏ hoa, tấm gỗ pallet,… Vừa ý vị, nghệ thuật lại vừa tiết kiệm chi phí một cách đáng kể.
Ngoài ra, tiểu cảnh trên tường cũng là một ý tưởng thiết kế không tồi. Bạn có thể bố trí đặt tại nhiều vị trí như phòng khách, tường chân cầu thang, tường 2 bên lối đi sân vườn, ban công, sân thượng,… Bằng sức sáng tạo không giới hạn và đam mê bài trí nhà cửa, chắc hẳn đây chính là không gian lý tưởng cho bạn tha hồ trổ tài.
Nhiều ưu điểm là thế nhưng tiểu cảnh cũng tồn tại một số khuyết điểm chưa thể khắc phục được:
- Chi phí thi công khá lớn, tốn thời gian và công sức
- Muốn duy trì vẻ đẹp của tiểu cảnh, gia chủ cần phải là người sắp xếp được thời gian chăm sóc cây cối, dọn dẹp nhà cửa, sân vườn
- Tiểu cảnh cũng là môi trường thuận lợi để các loại muỗi và côn trùng sinh sôi, nảy nở. Vì thế, khi thiết kế tiểu cảnh trong nhà, gia chủ cần lưu tâm đến vấn đề này.
So sánh tiểu cảnh khô, tiểu cảnh ướt và tiểu cảnh trên tường
Nếu phân chia theo đặc tính, tiểu cảnh sân vườn gồm có 3 loại chủ yếu. Bao gồm: tiểu cảnh ướt, tiểu cảnh khô và tiểu cảnh trên tường. Mỗi loại tiểu cảnh có những ưu điểm và chức năng riêng tùy vào không gian ứng dụng. Cùng khám phá xem sự khác nhau giữa các loại tiểu cảnh là gì?
Tiểu cảnh ướt
So với không gian nội thất trang trí tường, bàn ghế và các đồ vật vô tri khác. Bố trí tiểu cảnh ướt trong nhà với hòn đá, với thác nước, cây cảnh nhỏ đã khiến cảnh sắc trong nhà bừng sáng. Chúng thỏa mãn ước muốn nhìn ngắm thiên nhiên tươi đẹp ngay trong chính ngôi nhà mình.
Yếu tố chủ đạo của tiểu cảnh ướt là mặt nước, thể hiện cái hồn của vẻ đẹp thiên nhiên. Nước không chỉ làm đẹp mà còn tạo cảm giác mát mẻ, sảng khoái, điều hòa không khí xung quanh. Cộng hưởng với đó là hòn non bộ, hồ cá, cây cối, con suối nhỏ, thác nước tạo nên bức họa núi rừng thu nhỏ kỳ vĩ mà thân thiết lạ thường.
Tiểu cảnh ướt có 2 dạng cơ bản: tĩnh và động. Tiểu cảnh tĩnh là mặt nước bằng phẳng, tĩnh tại, thích hợp với không gian hướng đến cõi thiền, bình lặng. Tiểu cảnh động là sự hòa phối giữa những âm thanh róc rách, vui tai của dòng nước chảy thổi mát tâm hồn cằn cỗi của con người.
Lợi thế đáng chú ý nhất mà tiểu cảnh ướt sở hữu đó là cân bằng được yếu tố âm – dương trong căn nhà. Tuy nhiên, khoản chi phí bỏ ra để thiết kế khu tiểu cảnh ướt cao hơn nhiều so với tiểu cảnh khô. Đặc biệt, bạn cũng sẽ phải tốn công dọn dẹp, vệ sinh. Việc làm này giúp tránh côn trùng, muỗi, rết kéo nhau đến trú ngụ.
Đối với loại tiểu cảnh này, gia chủ có thể thoải mái bố trí ở nhiều không gian. Ví dụ như: sân vườn ngoài trời, dưới gầm cầu thang, khu vực giếng trời.
Tiểu cảnh khô
Không cần diện tích rộng như tiểu cảnh ướt, tiểu cảnh khô có thể tận dụng góc nhà tưởng chừng như bị lãng quên. Các yếu tố trang trí cũng rất dễ tìm trong tự nhiên như đất, sỏi, đá, thảm thực vật,… Chỉ chừng đó thôi cũng đủ biến hóa không gian trở nên thơ mộng, cuốn hút ngay trong nhà mình.
Tiểu cảnh khô được thiết kế không quá cầu kỳ, vật liệu đơn giản và chi phí đầu tư cũng ở mức trung bình. Hơn nữa, cây trồng thường lựa chọn dễ trồng, dễ chăm sóc và vệ sinh tiện lợi.
Cũng như tiểu cảnh ướt, loại tiểu cảnh này cũng có thể bố trí ở nhiều vị trí khác nhau. Có thể kể đến như: góc nhà, dưới cầu thang, phòng khách, ban công, sân thượng hay cả ngoài trời.
Xét về nhược điểm, chúng ta gần như chưa nhận thấy bất cứ nhược điểm nào từ kiểu cảnh quan khô này. Điểm cần chú ý chỉ là dọn dẹp thường xuyên quang cảnh để tránh muỗi và côn trùng.
Tiểu cảnh trên tường
Khác hẳn so với 2 loại tiểu cảnh trên, tiểu cảnh trên tường được chia thành nhiều loại tùy vào yêu cầu của chủ nhà. Bạn có thể kiến tạo bức tường cây xanh, thác nước trên tường, đài phun nước, tranh đá nghệ thuật hay thậm chí là bể cá thủy sinh.
Mục đích hướng đến đều là để làm đẹp cho bức tường vốn dĩ khô khan, đơn điệu của gia đình.
Hi vọng với những chia sẻ trên, các quý độc giả đã hiểu rõ tiểu cảnh là gì? Sự khác nhau giữa các loại tiểu cảnh thông dụng? Từ đó, lựa chọn được cho mình mẫu tiểu cảnh mini đẹp, phù hợp với kiến trúc căn nhà. Nhanh tay liên hệ ngay đến số hotline: 056.446.6999 để được kỹ thuật viên Vua Đá Trang Trí hỗ trợ, tư vấn chi tiết nhé!
- 3 Phong Cách Trang Trí Hồ Cá Koi Đẹp Xuất Sắc Nhất Năm 2024
- Có Nên Làm Tiểu Cảnh Ban Công Chung Cư? 40+ Mẫu Ban Công Nhỏ Đẹp Vạn Người Mê
- Báo Giá Gạch Lát Sân Vườn Chống Trơn Bền Đẹp Nhất 2023 (Cập Nhật)
- Công Trình Hạ tầng Nhà Ở Xã Hội Khu Dân Cư Vũ Phúc
- Làm Thế Nào Để Thiết Kế Sân Vườn Biệt Thự Hiện Đại Đẹp Chuẩn?